Cách học tiếng trung hiệu quả

0
129
Cách học tiếng Trung hiệu quả

Tầm quan trọng của việc học tiếng Trung:

Tiếng Trung là ngôn ngữ đặc biệt, viết bằng chữ Hán nhưng đọc bằng Pinyin. Vì thế, để chinh phục được ngôn ngữ đặc biệt này cần phương pháp học phù hợp. Để giúp học đâu nhớ đó, bạn cần đặt ra mục tiêu cho bản thân rõ ràng từng bước nhỏ. Từ đó chọn được phương pháp và cách học phù hợp. Bắt đầu học tiếng Trung, bạn cần học phát âm, bảng chữ pinyin, bộ thủ cơ bản, quy tắc viết thuận tay chữ Hán, từ vựng theo chủ đề, và ngữ pháp là các bước quan trọng. Và bạn hãy nhớ là học đi đôi với hành. Bạn cần thực hành thường xuyên tiếng Trung để trau dồi thêm vốn từ vựng phong phú và hoàn thiện kỹ năng.

Bạn hãy làm theo cách học tiếng trung hiệu quả cho người mới bắt đầu sau đây để giúp bạn ngày càng học tốt ngôn ngữ này nhé.

Nội dung:
Xác định mục tiêu học tập phù hợp với bản thân             
+ Đặt mục tiêu học tập             
+ Tạo kế hoạch học tập
Lựa chọn tài liệu, giáo trình học tiếng Trung
Học bảng chữ cái pinyin và quy tắc phát âm chuẩn
Học các bộ thủ cơ bản
Học viết các nét chữ Hán
Các quy tắc thuận tay trong tiếng Hán
Học từ vựng cơ bản thông dụng Học ngữ pháp      
  + Nắm vững cấu trúc câu cơ bản      
  + Học các thì và trạng thái      
  + Học các từ nối và cấu trúc câu nâng cao       
+ Học các cấu trúc đặc biệt       
+ Học từ lỗi sai
Thường xuyên giao tiếp
Kết luận

Xác định mục tiêu học tập phù hợp với bản thân

Việc xác định mục tiêu giúp bạn biết mình cần tập trung vào những gì. Khi có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ có động lực mạnh mẽ hơn để phấn đấu. Và giúp bạn dễ dàng đánh giá sự tiến bộ và điều chỉnh phương pháp học tập khi cần thiết.

Mỗi mục tiêu khác nhau, có phương pháp học và lộ trình học tiếng Trung khác nhau như:

  • Học để giao tiếp hàng ngày
  • Học để làm việc
  • Học để thi chứng chỉ HSK
  • Học để đi du học
  • Học để đi du lịch

Việc xác định mục tiêu sẽ giúp bạn tạo được kế hoạch học tập với bản thân, từ đó chọn tài liệu học tập phù hợp

Lựa chọn tài liệu, giáo trình học tiếng Trung

Tài liệu, giáo trình học tiếng Trung sẽ giúp bạn hoàn thiện các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết một cách nhanh và chính xác nhất

***  Sách Ngữ Pháp và Từ Vựng:

  • “Integrated Chinese”: Bộ sách nổi tiếng với cấu trúc rõ ràng và bài tập phong phú.
  • “HSK Standard Course”: Tài liệu chuẩn bị cho kỳ thi HSK, cung cấp từ vựng và ngữ pháp theo từng cấp độ.
  • “Chinese Grammar Wiki”: Một tài nguyên trực tuyến miễn phí, cung cấp giải thích chi tiết về ngữ pháp tiếng Trung.

***  Sách Luyện Nghe và Đọc:

  • “Developing Chinese”: Dành cho người học từ trình độ sơ cấp đến trung cấp, tập trung vào kỹ năng nghe và đọc.
  • “Chinese Breeze”: Bộ sách truyện ngắn với nhiều cấp độ khác nhau, phù hợp để luyện đọc và mở rộng từ vựng.

***  Từ Điển và Flashcards:

  • Từ điển Pleco: Ứng dụng từ điển đa chức năng, rất hữu ích cho việc tra cứu từ vựng và ngữ pháp.
  • Anki: Ứng dụng flashcard sử dụng kỹ thuật spaced repetition để giúp ghi nhớ từ vựng hiệu quả.

Học bảng chữ cái pinyin và quy tắc phát âm chuẩn

Bạn cần học chuẩn phát âm ngay từ đầu, nếu không sau này sẽ rất khỏ sửa. Và như thế thì khi bạn giao tiếp với người Trung Quốc, họ sẽ không hiểu bạn nói gì đâu.

Bạn cần hiểu và học thuộc cấu tạo của phiên âm, thanh điệu để tạo được ngữ điệu tự nhiên khi giao tiếp.

Phiên Âm = Nguyên Âm (Vận Mẫu) + Phụ Âm (Thanh Mẫu) + Dấu (Thanh Điệu)

  • 1. Vận mẫu: Bao gồm 35 nguyên âm (6 nguyên âm đơn, 13 nguyên âm kép, 16 nguyên âm mũi và 1 nguyên âm cong lưỡi).
  • Thanh mẫu: Bao gồm 21 phụ âm (18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép), 2 phụ âm không chính thức là Y và W.
  • Thanh Điệu: Tiếng Trung có bốn thanh điệu và một thanh nhẹ, mỗi thanh điệu mang một cách phát âm khác nhau và có thể thay đổi nghĩa của từ:
  1. Thanh ngang (First tone): Âm cao và đều (ā)
  2. Thanh sắc (Second tone): Âm tăng dần (á)
  3. Thanh hỏi (Third tone): Âm giảm rồi tăng (ǎ)
  4. Thanh nặng (Fourth tone): Âm giảm đột ngột (à)

Học các bộ thủ cơ bản

Tiếng Hán có 214 bộ thủ. Nếu mới bắt đầu học, bạn có thể bắt đầu với một số bộ thủ phổ biến nhất, thường khoảng từ 30 đến 50 bộ thủ đầu tiên. Những bộ thủ này xuất hiện rất thường xuyên trong các chữ Hán và sẽ giúp bạn dễ dàng nhận diện và hiểu nghĩa của nhiều chữ khác nhau.

Khi bạn đã nắm vững những bộ thủ cơ bản này, bạn có thể tiếp tục học thêm các bộ thủ khác để mở rộng vốn từ và khả năng hiểu biết của mình.

Học viết các nét chữ Hán

Các nét cơ bản là các thành phần nhỏ hơn dùng để tạo thành các chữ phức tạp. Có tổng cộng 8 nét cơ bản trong chữ Hán:

  1. 横 (héng): Nét ngang, từ trái sang phải.
  2. 竖 (shù): Nét dọc, từ trên xuống dưới.
  3. 撇 (piě): Nét phẩy, từ trên trái xuống dưới phải.
  4. 捺 (nà): Nét mác, từ trên phải xuống dưới trái.
  5. 点 (diǎn): Nét chấm, thường là một chấm nhỏ từ trên xuống dưới.
  6. 提 (tí): Nét hất, từ dưới lên trên phải.
  7. 折 (zhé): Nét gập, là sự kết hợp của hai nét hoặc nhiều nét trong một đường gấp khúc.
  8. 钩 (gōu): Nét móc, thường thêm vào các nét khác để tạo thành một nét cong nhỏ như móc.

Hiểu rõ và luyện tập các nét cơ bản này sẽ giúp bạn viết chữ Hán một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Các quy tắc thuận tay trong tiếng Hán

Quy tắcVí dụ
Từ trên xuống dưới三 (sān): Viết nét ngang trên cùng trước, rồi nét ngang thứ hai, cuối cùng là nét ngang dưới cùng
Từ trái sang phải川 (chuān): Viết nét dọc trái trước, rồi nét dọc giữa, cuối cùng là nét dọc phải
Nét ngang trước, nét sổ sau十 (shí): Viết nét ngang trước, rồi đến nét sổ dọc
Nét phẩy trước, nét mác sau人 (rén): Viết nét phẩy bên trái trước, rồi nét mác bên phải sau.
Viết phần ngoài trước, phần trong sau月 (yuè): Viết nét bao quanh bên trái và dưới trước, rồi nét bên trong sau
Viết nét giữa trước, hai bên sau小 (xiǎo): Viết nét dọc giữa trước, rồi hai nét chéo hai bên sau
Viết phần bao quanh trước, đóng khung sau国 (guó): Viết nét bao quanh ngoài trước, rồi các nét bên trong, cuối cùng là nét đóng khung
Bộ viết sau cùng近 (jìn), 途 (tú), 迅 (xùn), 延 (yán), 建 (jiàn): Viết phần chính trước, rồi mới viết bộ 辶 hoặc 廴 sau cùng.
Quy tắc viết chữ Hán

Học từ vựng cơ bản thông dụng

1. Học theo chủ đề

2. Sử dụng thẻ flashcards

3. Lặp lại và ôn tập

4. Tạo câu và đoạn văn

5. Học qua ngữ cảnh

6. Sử dụng ứng dụng học tiếng

7. Ghi âm và lắng nghe

8. Tạo liên tưởng

9. Thực hành nói và viết

10. Tạo danh sách từ vựng cá nhân

Học ngữ pháp

1.Nắm vững cấu trúc câu cơ bản

  • Câu đơn: Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ (ví dụ: 我吃苹果 – Wǒ chī píngguǒ – Tôi ăn táo).
  • Câu hỏi: Câu hỏi thường sử dụng các từ như 吗 (ma) để hỏi, hoặc các từ nghi vấn như 什么 (shénme), 哪里 (nǎlǐ).
  • Câu phủ định: Sử dụng 不 (bù) cho hiện tại và 没 (méi) cho quá khứ (ví dụ: 我不吃 – Wǒ bù chī – Tôi không ăn).

2. Học các thì và trạng thái

  • Hiện tại: Thường không cần từ đặc biệt để chỉ thì, nhưng động từ sẽ thay đổi khi cần.
  • Quá khứ: Sử dụng 了 (le) để chỉ hành động đã xảy ra (ví dụ: 我去了 – Wǒ qùle – Tôi đã đi).
  • Tương lai: Sử dụng 要 (yào) hoặc 将 (jiāng) (ví dụ: 我会去 – Wǒ huì qù – Tôi sẽ đi).

3. Học các từ nối và cấu trúc câu nâng cao

  • Vì … nên …: 因为 … 所以 … (yīnwèi … suǒyǐ …)
  • Mặc dù … nhưng …: 虽然 … 但是 … (suīrán … dànshì …)

4. Học các cấu trúc đặc biệt

  • Cấu trúc so sánh: A 比 B … (A bǐ B …)
  • Cấu trúc mục đích: 为了 … (wèile …)

5. Học từ lỗi sai

Phân tích lỗi: Khi mắc lỗi trong việc sử dụng ngữ pháp, hãy phân tích nguyên nhân và học cách sửa chữa để tránh lỗi lặp lại.

Thường xuyên giao tiếp

Thường xuyên giao tiếp, tạo môi trường nói tiếng trung. Đây là cách mà TTG thấy các bạn tiến bộ nhanh nhất, cả kiến thức về từ vựng và ngữ pháp.

Giao tiếp thường xuyên giúp bạn duy trì động lực học tập và sử dụng tiếng Trung hàng ngày.

Kết luận:

Toàn bộ quá trình trên đây là cách học tiếng Trung hiệu quả mà Tiếng Trung Giỏi đã đúc kết được sau nhiều năm kinh nghiệm nhằm giúp các bạn dễ học, dễ nhớ hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm trung tâm học tiếng trung online, hãy liên hệ ngay với Tiếng Trung Giỏi để được tư vấn lộ trình cá nhân hóa phù hợp nhất với bạn nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here